Chuyên sâu các dịch vụ nha khoa: niềng răng, tẩy trắng răng, trồng răng giả, chữa đau răng, bọc răng sứ tại TPHCM

Nha khoa tận tâm với khách hàng, điều trị nhẹ nhàng hiệu quả cao, an toàn vô trùng tuyệt đối, Dental Clinic in Ho Chi Minh City

Dinh dưỡng cho người cao tuổi

Share & Comment

Dinh dưỡng cho người cao tuổi mắc bệnh tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp phòng ngừa và cải thiện chứng đầy bụng, táo bón, trĩ, viêm loét dạ dày... ở người cao tuổi.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Toán - Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk, vấn đề răng miệng ở người lớn tuổi có liên quan trực tiếp đến các bệnh lý tiêu hóa. Nhiều người cao tuổi khi răng yếu hoặc rụng thường đổi sang cơm nát, cháo, súp hay chan canh vào cơm cho dễ nuốt... Trong trường hợp này, thức ăn không được nghiền nát bởi răng và nhào trộn rất ít với nước bọt trước khi đổ thẳng vào dạ dày, gây hiện tượng khó tiêu, ậm ạch do thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu hơn. Để khắc phục, người lớn tuổi nên ăn chậm và nhai kỹ, vừa tránh nghẹn, sặc thức ăn, vừa giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

Ở người lớn tuổi, hệ tiêu hóa thường gặp nhiều vấn đề do chức năng co bóp, tiết dịch, hấp thu suy giảm. Tuổi già ít vận động, làm phân tồn trữ lâu ở trực tràng, lâu ngày dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, thói quen lười uống nước và ăn ít xơ cũng là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này. Táo bón gây bất tiện trong đời sống, sinh hoạt, dẫn đến chán ăn. Táo bón lâu ngày còn làm phồng các tĩnh mạch vùng hậu môn, gây trĩ.
Để tránh táo bón, người cao tuổi cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, kết hợp vận động nhẹ nhàng như đi bộ, xoa bóp vùng bụng… Bên cạnh đó, cần bổ sung rau xanh và trái cây trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, canh rau đay, mồng tơi, bông cải xanh... tốt cho hệ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống, tập luyện này cũng giúp cô Hoàng Thị Kim Miên (65 tuổi, Bình Thạnh, TP HCM) giảm bệnh táo bón mắc gần 30 năm nay. Căn bệnh làm cô sinh hoạt bất tiện, không tha thiết với chuyện ăn uống, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Theo lời khuyên bác sĩ, cô Miên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây, vận động nhẹ nhàng. Ngoài ra, còn bổ sung mỗi ngày 2 ly sữa Sure Prevent giàu chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa, và chiết xuất tự nhiên từ mầm bông cải xanh hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể. Đến nay, bệnh táo bón của cô thuyên giảm đáng kể, sức khỏe cũng được cải thiện nhiều.

Tam loại thực phẩm cấm kỵ bảo quản trong tủ lạnh

Share & Comment


Dưa chuột, chuối tiêu, vải thiều, dăm bông, chocolate không nên bảo quản trong tủ lạnh vì dễ bị biến chất.


Theo Medicalnewstoday, tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm phổ biến trong các gia đình. Tuy nhiên có một số loại thực phẩm sau không nên để trong tủ lạnh vì dễ bị biến chất hoặc mất đi mùi vị thơm ngon đặc trưng.
Chuối tiêu
Chuối tiêu dù cất ở ngăn mát của tủ lạnh cũng dễ bị thâm đen và thối.
Cơm
Nhiệt độ lạnh làm cho tinh bột khô cứng khiến cơm không còn mùi vị thơm ngon như ban đầu. Người ăn cơm này vào sẽ rất khó tiêu hoá.
Cà chua
Cà chua là trái cây thích khí hậu ấm áp, bảo quản trong tủ lạnh làm cho hương vị của quả giảm đi. Tốt nhất nên bỏ cà chua vào một túi giấy rồi đặt nơi thoáng mát. Cà chua sau khi chín có thể giữ được độ tươi ngon trong 3 tuần.
Bơ chưa chín
Bơ chưa chín hẳn mà để vào tủ lạnh sẽ ngăn cản quá trình chín của quả. Những quả bơ này rắn lại và không có hương vị thơm ngon, ngọt, bùi như để ở bên ngoài.
Tương ớt
Hương vị và chất lượng của tương ớt có thể được giữ nguyên tới 3 năm nếu bạn lưu trữ chúng trong nhiệt độ phòng thay vì tủ lạnh.
Khoai tây
Trong môi trường lạnh từ 7 độ C trở xuống, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường làm giảm hương vị và trạng thái của củ. Tốt nhất nên trữ khoai tây trong túi giấy đặt ở nơi thoáng mát. Không nên để trong túi nilon vì hơi ẩm tích tụ không thoát ra ngoài được khiến khoai thối rữa nhanh hơn. Hầu hết khoai tây đều giữ được trạng thái tươi ngon trong khoảng 3 tuần.
Hành và tỏi
Các loại củ này không chịu được lạnh. Điều kiện duy nhất chúng cần là sự khô ráo và thông gió. Khi ấy hành tỏi có thể giữ được độ tươi và thơm suốt 2 đến 3 tháng.
Hành tây
Hành tây để trong tủ lạnh dễ bị thối, nũng vì môi trường ẩm ướt và thiếu sự lưu thông không khí. Lưu ý: Không để hành tây và khoai tây gần nhau, bởi vì khoai tây luôn sinh ra độ ẩm và khí dễ làm hành tây thối rữa.

trị bệnh của hoa lài

Share & Comment

Tác dụng trị bệnh của hoa lài

Rễ lài nghiền với nước để uống chữa được bệnh mất ngủ.

Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam, hoa lài còn gọi là nhài. Tên khoa học là Jasminum sambac (L.) Ait, thuộc họ nhài Oleaceae.
Nhài là dạng cây nhỡ, nửa bò. Cành non mảnh, có lông mềm trải ra. Lá hình trái xoan - bầu dục, bóng ở cả 2 mặt, dài 30 đến 70 mm, rộng 20 đến 35 mm, có lông ở mặt dưới, cong ở mép, gân con thành mạng lưới. Cụm hoa ở ngọn, màu trắng, thơm ngát. Đài có lông, ống hình chuông, 10 thùy hình dải. Nhị hình trái xoan, mũi ngọn, ngắn và tù. Bầu cụt. Quả gồm từ một đến 2 lá noãn, hình cầu, đường kính 6 mm, màu đen, bao bọc bởi đài.
Loài thực vật này ưa sáng, ra hoa từ tháng 5 đến 7, có quả tháng 7 đến 9. Đông y dùng hoa, lá và rễ làm thuốc. Thu hái hoa vào mùa hè thu khi mới nở, dùng tươi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm. Rễ thu hoạch tốt nhất vào mùa thu đông, đào về rửa sạch, thái phiến rồi phơi hay sấy khô.
Hoa và lá nhài có vị cay, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, lợi thấp. Rễ vị cay, ngọt, tính mắt, có độc, tác dụng trấn thống.
Hoa và lá nhài dùng để trị ngoại cảm, phát nhiệt, bụng đầy, tiêu chảy, Hoa nấu nước rửa trị bệnh mắt đỏ sưng đau. Rễ trị mất ngủ, đòn ngã tổn thương. Liều dùng: Rễ, hoa, lá từ 3 đến 6 g. Dùng ngoài tùy lượng phù hợp.
Tiến sĩ Chi giới thiệu một số bài thuốc hay từ cây hoa nhài như sau:
Ngoại cảm phát sốt
Hoa nhài 6 g, chè xanh 10 g, thảo quả 3g. Tất cả đem sắc uống.
Đau mắt
Hoa nhài 6 g, đun sôi lấy nước uống và xông
Hoai nhài 6 g, kim ngân hoa và hoa cúc trắng mỗi vị 9 g. Tất cả đem đun sôi với nước để uống và xông.
Lá nhài giã vắt lấy nước, trộn cùng lòng trắng trứng gà để đắp lên mắt.
Mất ngủ
Dùng từ 1 đến 1,5 g rễ nhài nghiền trong nước để uống.
Rôm sảy
Lá nhài vò vào nước để tắm, có thể kết hợp cùng lá ngải cứu.
Đau bụng tiêu chảy
Hoa nhài tươi 6 g (hoặc 3 g hoa khô), hậu phác 6 g, mộc hương 9 g, sơn tra 30 g. Tất cả đem sắc nước uống.
Gãy xương, đau nhức
Rễ nhài, rễ sồi, tất cả bóc lấy vỏ rửa sạch, dùng kèm với lá cà độc dược, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, chế với giấm xào nóng, bó rịt vào chỗ đau.


Popular Posts

Popular Posts